“Được việc” của Dương Trọng Tấn – Làm cách nào để trở thành nhân viên xuất sắc

Với những bạn đã đi làm, và hơn thế, ngay cả với những bạn học sinh sinh viên, du học sinh, câu hỏi “làm sao để có thể làm một cách thật hiệu quả và tối ưu” chắc chắn luôn thường trực trong đầu hàng giờ, hàng ngày suốt năm tháng. Bởi bản chất “được việc” ở đây không chỉ là được việc ở phạm vi công ty doanh nghiệp mà còn là được việc cả cho bản thân, bạn bè, gia đình. Có thể cách làm hiện tại đã hiệu quả, nhưng chắc chắn sẽ còn có cách cải thiện để tối ưu hơn năng suất, output làm việc.

Nhìn chung cuốn sách này khá mỏng, không mất quá nhiều thời gian để đọc. Văn phong rõ ràng, dễ hiểu; mặt khác, kiến thức trong sách phần lớn là tổng hợp từ các cuốn sách khác, hoặc là kiến thức/phương pháp đã được áp dụng khá phổ biến.

“Được việc” như một cuốn từ điển, cẩm nang liệt kê hàng loạt các phương pháp kỹ thuật, công cụ để giúp tăng năng suất làm việc (từ việc lập kế hoạch, giải quyết cho đến kaizen – cải thiện) như Kanban, GTD, Scrum, OKR, Horenso, Pomodoro, Eisenhower,… mà không đi sâu vào phân tích chi tiết. Hơn 200 trang này có thể coi là một bản nén của hàng loạt các cuốn sách, nghiên cứu về việc làm sao để cho ra kết quả làm việc tốt nhất.

Điểm trừ của cuốn sách là vẫn còn một vài lỗi chính tả dù không nhiều.

Được biết, tác giả Dương Trọng Tấn hiện là chủ tịch HĐQT của Agilead Global gồm các đơn vị thành viên như Học viện Agile, Hệ thống đào tạo lập trình viên CodeGym, Học viện Công nghệ Sophia, Nền tảng học tập trực tuyến Agilearn. Anh từng tham gia giảng dạy và quản lý tại nhiều đơn vị và tổ chức giáo dục.

Dưới đây mình sẽ điểm qua những nội dung nổi bật của cuốn sách.

CHƯƠNG 1: Yếu tố ảnh hưởng đến “được việc”

– Công thức của Inamori Kazuo:
Thành tựu cuộc đời = Tư duy * Nhiệt tình * Năng lực
– Công thức khác cũng được nhiều nhà quản trị áp dụng:
P = (K+S)^A
P: Performance
K: Knowledge
S: Skill
A: Attitude
– Sử dụng mô hình PBMC để mô tả rõ ràng hơn về công việc của mình

CHƯƠNG 2: Quản lý công việc

– Sử dụng mô hình Kanban, GTD (trong đó có Quy tắc 2′) để quản lý công việc cá nhân hiệu quả
– Sử dụng Ma trận Eisenhower để xem xét độ ưu tiên của công việc (quan trọng & khẩn cấp)
– Để lập kế hoạch dùng: 5W2H, SMART
– Phương pháp Ivy Lee: viết 6 tasks quan trọng sẽ làm vào ngày hôm sau theo thứ tự ưu tiên giảm dần

CHƯƠNG 3: Cách duy trì nhiệt huyết với việc đang làm

– Mô hình Hedgehog – Collins và Ikigai – người Nhật ở Okinawa

CHƯƠNG 4 + 5: Tương tác

– Phương pháp làm việc nhóm Horenso
– Các loại họp và một số cách giúp buổi họp hiệu quả

CHƯƠNG 6: Tổ chức thông tin & tri thức

– Ứng dụng 5S vào quản lý kho thông tin (Seiri – Seiton – Seiso – Seiketsu – Shisuke)

CHƯƠNG 7: Phương pháp tập trung làm việc mà không stress

– Nguyên tắc tránh rơi vào đa nhiệm:
+ Luôn trực quan hóa công việc (gồm cả độ ưu tiên, mức độ khẩn cấp, mức độ quan trọng)
+ Giới hạn việc đang làm xuống năng lực xử lý của bản thân
– Phương pháp Pomodoro

CHƯƠNG 8: Cách học

– Đọc phân tích 1 cuốn sách: Trả lời 4 câu hỏi (theo Mortimer Adler):
+ Tổng quan cuốn sách nói về điều gì?
+ Những gì được đề cập chi tiết và đề cập như thế nào? (các ý tưởng chính là gì?)
+ Cuốn sách có đúng không, đúng một phần hay toàn bộ
+ Ý nghĩa của cuốn sách này là gì?”
– Chu trình học tập Kolb:
Kinh nghiệm rời rạc (concrete experience) => Quan sát có suy tưởng (reflective observation) => Khái niệm hóa (conceptualization) => Thử nghiệm tích cực (active experimentation) => [quay lại cái đầu]
PDCA (Plan – Do – Check – Act) là 1 phiên bản kaizen của Kolb.

Lời kết

Tóm lại, có thể bạn là một học sinh sinh viên xuất sắc nhưng khi đi làm, bạn sẽ phải học nhiều thứ khác nữa như học cách sống hạnh phúc, cách duy trì nhiệt huyết, cách tự học, cách tương tác làm việc nhóm,… Học là suốt đời chứ không phải chỉ gói gọn khi ngồi trên ghế nhà trường. Không có ai sinh ra, dù có là thiên tài đi chăng nữa, bằng cách này hay cách khác, họ đều rèn luyện và luyện tập không ngừng với niềm đam mê cháy bỏng. Công thức thành công tưởng chừng phức tạp khó tìm mà thực tế chỉ đơn giản như vậy mà thôi. Nhìn lại bản thân trong những năm tháng vừa qua, mình đã đánh mất sự đam mê nhiệt huyết khi làm việc từ lúc nào không hay. Mình đã tự ti và bị động một thời gian dài, nhưng từ mấy tháng trước mình đang trở lại là chính mình, tự tin hơn, lạc quan hơn, yêu đời nhiều hơn và ngày càng hoàn thiện bản thân. Cứ hết mình với mọi việc (Thành tựu cuộc đời = Tư duy * Nhiệt tình * Năng lực), rồi đến một lúc nào đó khi nhìn lại, bạn sẽ phải cảm ơn chính bản thân mình rất nhiều đó.

Chú ý: Cấm được sao chép dưới mọi hình thức hoặc khi trích dẫn phải ghi rõ nguồn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *